Loạt bài viết liên quan đến chủ đề: TÍN CHỈ CARBON: VŨ KHÍ CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Kỳ 1 được tác giả lược dịch từ được lấy thông tin và lược dịch một phần từ báo cáo Emissions Gap Report 2023 của the United Nations Environment Programme.

4. Số lượng cam kết hướng tới không khí thải trung bình bằng không (net-zero) tiếp tục tăng, nhưng sự tin tưởng vào việc thực hiện cam kết này vẫn còn thấp.

Cho đến ngày 25 tháng 9 năm 2023, đã có 97 bên tham gia đại diện cho khoảng 81% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu cam kết hướng tới không khí thải trung bình bằng không (net-zero). Cam kết này được thể hiện bằng luật pháp (27 bên), trong các tài liệu chính sách như NDCs hoặc chiến lược dài hạn (54 bên), hoặc thông qua thông báo từ các quan chức cấp cao của chính phủ (16 bên). Số bên tham gia trong năm 2022 là 88. Như vậy, 37% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu được bao phủ bởi mục tiêu net-zero cho năm 2050 hoặc trước đó, trong khi 44% lượng phát thải toàn cầu được bảo đảm bởi cam kết net-zero cho các năm sau 2050.
Chịu trách nhiệm cho 76% lượng phát thải toàn cầu, G20 cần ưu tiêu thực hiện net-zero. Một điểm tích cực là tất cả các thành viên G20, ngoại trừ Mexico, đã đặt mục tiêu net-zero. Trong năm qua, một số thành viên đã tiến thêm những bước quan trọng để củng cố và thực hiện mục tiêu. Tuy nhiên, tiến trình đạt được net-zero vẫn còn hạn chế đối với các chỉ số quan trọng về độ tin cậy trong việc thực hiện net-zero giữa các thành viên G20, bao gồm tình trạng pháp lý, sự tồn tại và chất lượng của các kế hoạch thực hiện, và sự phù hợp của xu hướng phát thải gần đây với mục tiêu net-zero. Đáng lo ngại nhất, hiện không có thành viên G20 nào đang giảm phát thải theo tốc độ phù hợp để đáp ứng mục tiêu net-zero của họ.
 
5. Khoảng cách về lượng phát thải vào năm 2030 vẫn còn rất lớn
Khoảng cách về lượng phát thải được định nghĩa là sự khác biệt giữa kết quả ước tính lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu từ việc thực hiện đầy đủ các NDCs mới nhất và lượng phát thải trong các con đường tối ưu nhất với mục tiêu nhiệt độ dài hạn của Hiệp định Paris.
Các con đường tối ưu nhất này giả định việc giảm lượng phát thải nghiêm ngặt bắt đầu từ năm 2020, trong khi xu hướng hiện tại trái ngược với điều này. Lượng phát thải hiện tại cao hơn so với năm 2020, điều này có nghĩa là thế giới đã tiêu thụ hết ngân sách carbon hạn chế đã cam kết. Để đạt được đúng mục tiêu, việc giảm phát thải từ sau năm 2020 phải đạt được ở mức tích cực hơn so với mới những gì đã đặt ra. Điều này là rất khó nếu xem xét đến tiến độ thực hiện hiện tại.
Lượng khí thải nhà kính (GHG) toàn cầu theo các kịch bản khác nhau
và khoảng chênh lệch khí thải trong năm 2030 và 2035

Khoảng cách về phát thải vào năm 2030 thậm chí còn khó đạt được hơn. Các hành động giảm thiểu ngay lập tức, nhanh chóng và không ngừng nghỉ là cần thiết để đạt được việc giảm phát thải hàng năm. Đây là  điều tối cần thiết từ bây giờ đến năm 2030 nhằm thu hẹp khoảng cách về phát thải. Để nối lại khoảng cách này, cần có sự cắt giảm phát thải hàng năm không tưởng, thậm chí mà không tính đến lượng phát thải thừa kể từ năm 2020.

6. Hành động trong thập kỷ này sẽ xác định sự quyết tâm cần thiết trong vòng cam kết NDCs tiếp theo cho năm 2035, và khả năng đạt được mục tiêu nhiệt độ lâu dài của Hiệp định Paris.
Cuộc đánh giá tổng thể toàn cầu đầu tiên cho Hiệp định Paris được dự kiến sẽ cung cấp thông tin cho vòng cam kết các NDCs tiếp theo mà các quốc gia được yêu cầu nộp vào năm 2025, bao gồm các mục tiêu cho năm 2035. Tổng thể, tham vọng toàn cầu trong vòng cam kết NDCs tiếp theo phải đủ để đưa phát thải khí nhà kính toàn cầu vào năm 2035 về mức phù hợp với con đường tăng nhiệt độ dưới 2°C và 1.5°C là 36 GtCO2e (phạm vi: 31–39) và 25 GtCO2e (phạm vi: 20–27), đồng thời cũng bồi thường lượng phát thải thừa cho đến khi đạt được mức phát thải phù hợp với các con đường này.
Ngược lại, việc tiếp tục các chính sách và kịch bản NDCs hiện tại sẽ dẫn đến khoảng cách mở rộng và khó khăn để tiếp cận vào năm 2035. Việc tiếp tục các chính sách hiện tại được dự đoán sẽ dẫn đến phát thải khí nhà kính toàn cầu là 56 GtCO2e vào năm 2035, tương đương với 36% và 55% cao hơn so với mức phù hợp với con đường tăng nhiệt độ dưới 2°C và 1.5°C tương ứng, mà không bồi thường lượng phát thải thừa.
Điều này nhấn mạnh rằng hành động giảm thiểu ngay lập tức và không có tiền lệ trong thập kỷ này là cần thiết. Nghiêm túc tuân thủ các mục tiêu NDCs hiện tại cho năm 2030 sẽ cho phép các quốc gia đưa ra các mục tiêu giảm thiểu đầy tham vọng hơn cho năm 2035 trong NDCs tiếp theo của họ, và điều này sẽ làm cho việc thực hiện những mục tiêu này cho năm 2035 trở nên khả thi hơn.
 
7. Nếu tiếp tục các chính sách hiện tại, ước tính nhiệt độ tăng toàn cầu sẽ giới hạn ở mức 3°C. Thực hiện tất cả cam kết không điều kiện và điều kiện vào năm 2030 sẽ giảm ước tính này xuống còn 2.5°C, và khi thực hiện đầy đủ tất cả cam kết không khí thải ròng, mức tăng nhiệt độ sẽ giảm xuống 2°C.
Tiếp tục những nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu thực hiện bởi các chính sách hiện tại ước tính sẽ làm nhiệt độ toàn cầu tăng lên 3°C (phạm vi: 1.9–3.8°C) trong thế kỷ với khả năng là 66%. Dự kiến ​​nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng sau năm 2100 vì lượng khí CO2 được dự báo chưa đạt mức net-zero. Tiếp tục thực hiện các kịch bản NDCs vô điều kiện sẽ giảm mức tăng nhiệt độ xuống còn 2.9°C (phạm vi: 2–3.7°C), trong khi việc thực hiện và tiếp tục các NDCs điều kiện giảm ước tính này giảm xuống còn 2.5°C (phạm vi: 1.9–3.6°C).
Trong kịch bản lạc quan nhất, trong đó giả sử tất cả NDCs điều kiện và cam kết khí thải ròng, bao gồm cả những cam kết được đưa ra trong chiến lược phát triển khí thải thấp dài hạn, được đạt đầy đủ, dự báo nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 2°C (phạm vi: 1.8–2.5°C) với khả năng 66% trong suốt thế kỷ. Tuy nhiên, như đã đề cập trước đây, quá trì thực hiện cam kết khí thải ròng vẫn còn rất nhiều khó khăn và không chắc chắn. Ngay cả trong kịch bản lạc quan nhất được xem xét trong EGR2023, khả năng giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1.5°C chỉ là 14%, và các kịch bản khác đều có tỷ lệ xảy ra lớn rằng mức tăng nhiệt độ toàn cầu vượt quá 2°C hoặc thậm chí 3°C. Điều này tiếp tục làm rõ sự cần thiết của việc đưa phát thải khí nhà kính toàn cầu vào năm 2030 xuống thấp hơn tốc độ hiện tại, đồng nghĩa với việc thực hiện đầy đủ các NDCs hiện tại, mở rộng phạm vi cam kết khí thải ròng cho tất cả các loại khí nhà kính và đạt được những cam kết này.
 
(Còn tiếp)
Huy Bình (Lược dịch và tổng hợp)
Nguồn: EGR2023